Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của mọi doanh nghiệp ngày nay.
Tại sao Triết lại nghĩ như vậy, doanh nghiệp truyền thống ba đời họ vẫn sống tốt khi chưa hề nghe đến statement “chuyển đổi số”. Điều này có đúng không thì chúng ta hãy cùng nhau ngẫm lại những gì đã xảy ra trên hành trình cá nhân của mình trong suốt 10 năm qua.
“Từ thủ công đến công nghệ”
Nói tới đây, mọi người chúng ta đều vẫn chưa thể tưởng tượng làn sóng phát triển của công nghệ đã thay đổi nhiều ngành nghề hiện nay như thế nào, chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây. Vâng! Chỉ trong một thập kỷ.
Điều này làm mình nhớ lại khi mới bắt sự nghiệp đi làm trong những buổi đầu tiên, khi có dịp tiếp xúc và làm việc với khá nhiều doanh nghiệp đến từ Châu Âu. Lúc đó mọi người còn khá xa lạ với mạng xã hội, VoIP-IM và công nghệ mà internet mang lại. Vào năm 2009 thì Việt Nam mình làm gì có Facebook và các mạng xã hội để chia sẻ thông tin và lấy ý kiến trong cộng đồng. Thời điểm đó, mình chịu trách nhiệm điều phối dự án và là nhân viên liên lạc ở Phòng Thương Vụ, nơi mà mình nhớ như in việc xử lý công việc rất thủ công bằng Excel và Mail merge, xử lý thủ công các đơn đăng ký từ doanh nghiệp, đánh gởi Fax qua lại giữa các bên. Với công nghệ ngày nay, các công đoạn này đang được đơn giản hoá hơn bằng thu thập thông tin bằng Lead form cho việc đăng ký, tạo event bằng tính năng của Facebook và Linkedin, remind người tham gia bằng tin nhắn và email tự động, thậm chí là một tin nhắn cá nhân hóa như: “Hello anh Triết! Mình có một lịch hẹn với nhau vào lúc___này. Anh đến đúng giờ nhé!”.
Chỉ một ví dụ nhỏ trên công việc, mọi người có thể hiểu công nghệ đã làm cho chúng ta làm việc hiệu quả và đơn giản nhiều hơn thế nào. Chính lúc này, việc duy nhất chúng ta cần làm là tập trung đầu tư vào năng suất và đa nhiệm.
Công nghệ đang dần được các nhà phát triển phần mềm ngày nay mở rộng tầm ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực. Thay đổi thần kỳ của các ngành công nghiệp nặng trên công nghệ tự động hóa cùng với sự góp mặt của nhiều loại Robot khoẻ hơn, thông minh hơn, thậm chí là học hỏi để thực hiện chính xác hơn. Cho đến sự vận hành trơn tru và gia tăng năng suất của các hoạt động chuỗi cung ứng. Và thậm chí việc thu thập dữ liệu, công nghệ máy học giúp nhiều nông dân dự báo năng suất và doanh thu mùa vụ từ nông trại tới bàn ăn.
Không đứng ngoài sự phát triển thần kỳ của công nghệ. Công nghệ tăng trưởng Martech đang là một trong những chủ đề được khá nhiều người vận hành tiếp thị hiện đại quan tâm. Và vì sao lại như vậy?
Tiếp thị và bán hàng (Front Office) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng, giáo dục thị trường mục tiêu và chăm sóc khách hàng trung thành. Và họ được xem là bộ phận vận hành tiên phong giúp tăng trưởng doanh thu và mang nhiều lợi ích mới cho doanh nghiệp.
Khác với phương cách tiếp thị và bán hàng truyền thống, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ các Mạng Xã Hội mới, khái niệm internet of thing, Blockchain và Công nghệ 4.0 nói chung. Phương pháp tiếp thị và bán hàng đã được phát triển chuyên sâu bằng việc áp dụng công nghệ để giải quyết các bài toán khó, làm cho hiệu quả hơn rất nhiều so với thập kỷ trước.
Vì khi ta đề cập đến việc áp dụng công nghệ vào tiếp thị và tăng trưởng, nền tảng tạo ra vòng lặp tăng trưởng xoay quanh các mục tiêu chính: Product/Service (Hypothesis) – sản phẩm, Place (Strategy) – kênh tiếp cận khách hàng Inbound và Outbound, Program (Tactics) – chương trình và chiến thuật thu hút khách hàng, chiến thuật chuyển đổi thành doanh số bán hàng, phương pháp chăm sóc khách hàng, phương pháp quản trị khách hàng trung thành và nâng cao trải nghiệm sau bán hàng, Performance (Propose) – Đo lường, đánh giá và đề xuất để tối ưu các mục tiêu trước đó.
Từ đó, việc lập kế hoạch cũng bắt đầu bằng những bước giả định (Hypothesis), kịp thời điều chỉnh các kênh tiếp cận và chính sách tiếp cận bán hàng (Agility), thử nghiệm (Experiment) và điều phối (Orchestrate) hiệu quả tăng trưởng, tất cả đều cần đến hạ tầng công nghệ tăng trưởng Martech.
Đã từ lâu, dữ liệu lớn Big Data được các tập đoàn đa quốc gia đầu tư thu thập trong nhiều năm, phải kể tên các Big Tech như Google, Amazon và Facebook mà chúng ta khá quen thuộc, họ đã khai thác triệt để dữ liệu sinh để ra dòng tiền mới. Đây là nguồn dầu mỏ vô tận sản sinh từ dữ liệu và hành vi mới của người dùng, khi doanh nghiệp khai phá hành vi của khách hàng trong mọi ngõ ngách. Họ sẽ có khá nhiều quyết định trong việc ra mắt sản phẩm và dịch vụ phù hợp với thị trường, gia tăng doanh thu nhảy vọt.
Vậy các hình thức nghiên cứu thị trường cũ sẽ mất đi?
Vâng, đúng vậy. Thế giới đã vận hành theo phương thức linh hoạt (agility) hơn. Không còn waterfall như trước đây.
Vì chúng ta đang sống trong thế giới của hiệu suất và khai phá giá trị vô tận từ sự linh hoạt này.
Ngày nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các doanh nghiệp khởi nghiệp dần ý thức hơn trong việc thu thập nguồn dầu mỏ vô tận đến từ dữ liệu từ khi mới bắt đầu. Nắm bắt được tính cốt lõi của sự phát triển dựa vào việc nuôi dưỡng dữ liệu, vòng định giá gọi vốn của doanh nghiệp luôn được đánh giá dựa trên giá trị dòng tiền tương lai đến từ việc phân tích dữ liệu, giá trị doanh thu trung bình nhân lên từ 5-7 lần để đưa ra định giá trong các vòng gọi vốn, chưa tính đến tác động tâm lý từ giao dịch đại chúng. Điều này chỉ giúp cho doanh nghiệp nào thật sự quan tâm mới tạo thành công đáng kể, Grab là một ví dụ:
Chiến lược tăng trưởng và khai phá dữ liệu phải được phân bổ trong nhiều giai đoạn ngắn, trung, và dài hạn. Tương tự như việc phải bắt đầu được thu thập dữ liệu qua từng giai đoạn như cách mà họ khai thác dầu thô, cũng phải trải qua nhiều giai đoạn tinh lọc và phân loại để mang lại giá trị cao hơn. Chưa tính đến việc dữ liệu giúp tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa trong quá trình kết nối với khách hàng.
Việc đầu tư vào công nghệ tăng trưởng tạo ra sự linh hoạt cần thiết
Các doanh nghiệp ngày nay cũng quan tâm đến nguồn nhân lực chủ chốt mà phải am hiểu sâu rộng trong lĩnh vực mình hoạt động (T-shaped Focus) để có thể vận hành được một bộ máy tăng trưởng tạo ra khả năng gánh vác và thích ứng trong biến động của thị trường, hoặc những tác động ngoại cảnh như: đại dịch, thiên tai,..
Công nghệ tăng trưởng là kiến trúc đồng nhất và tổng thể
Giống như việc mình mua một khung xe hoàn chỉnh và có khả năng custom cao, ngăn xếp tiếp thị cũng phải tương xứng (compatible) để tạo ra một kiến trúc tổng thể cho việc mở rộng và tuỳ chỉnh trong tương lai.
Tóm lại, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu vì những gì đã xảy ra xung quanh chúng ta sau đại dịch Covid, điều này giúp cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong mọi ngành nghề ý thức hơn tầm quan trọng của quản trị tăng trưởng, nắm bắt những yếu tố và chìa khoá cốt lõi để tạo nên những thay đổi nhảy vọt mang tính thích ứng.
Và sớm thôi, chúng ta sẽ còn chứng kiến nhiều những doanh nghiệp thành công khi ý thức được tầm quan trọng và sớm tham gia vào hành trình chuyển đổi (digital transformation), nó cũng sẽ giúp củng cố niềm tin vững chắc cho những nỗ lực gia tăng sự yêu thích của khách hàng và tăng trưởng bền vững. Cuối cùng, nó giúp doanh nghiệp khai phá những sản phẩm/dịch vụ mới đến từ việc am hiểu khách hàng để tạo ra những giá trị lớn hơn.
Câu chuyện về chuyển đổi sẽ được chia sẻ trên hành trình quan sát của mình và các bạn, Triết sẽ tiếp tục cập nhật và bàn luận cùng mọi người… Đón xem “Xây dựng văn hóa dữ liệu – Data-driven Culture” (Còn tiếp)
No Comments
Leave a comment Cancel